[Phần IV] Hướng Dẫn Sử Dụng Đất Làm Nông Nghiệp Bền Vững
Ngày đăng: 14:23 15-07-2021 | 625 lượt xem
Nội dung bài viết
- PHẦN IV
- CHƯƠNG 17
- NUÔI TRỒNG THỦY SẢN: SỬ DỤNG ĐA DẠNG NƯỚC
- CHƯƠNG 18
- THIẾT KẾ CHỐNG THIÊN TAI
PHẦN IV
Chúng ta đã nghiên cứu việc thiết kế khu đất của ta và nếu ta đã theo đúng những nguyên lý đã nêu ra và chú ý thực hiện phần lớn các bài tập, thì ta đã được chuẩn bị đầy đủ để bắt đầu thiết kế. Hai chương tiếp theo giúp ta củng cố bản thiết kế và tăng tính bền vững và tính đa dạng của khu đất của mình.
Sau khi đọc những chương trên đây, chúng ta đã được biết tất cả những gì liên quan đến những hệ thống canh tác bền vững mà chúng ta gọi là “hệ canh tác sinh thái học". Như thế coi như đã nói hết về nông nghiệp bền vững. Tất nhiên cần đọc và học thêm nhiều nữa về nông nghiệp bền vững. Điều quan trọng là bắt tay ngay vào thực hành thiết kế - chúng ta sẽ hiểu được nhiều điều chưa nói trong quyển sách này. Rõ ràng là có sự khác nhau giữa người thực hành và người ở trên bục giảng bài.
CHƯƠNG 17
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN: SỬ DỤNG ĐA DẠNG NƯỚC
Trong nông nghiệp bền vững, các hệ thống nuôi trồng thủy sản được gọi là đa canh ở nước, tức là những loại sản xuất này được tiến hành trong các hệ sinh thái nước. Tất cả những cơ thể sống ở nước (cây, cá, tôm, cua, thủy cầm...) phụ thuộc lẫn nhau và với môi trường của chúng thông qua dây chuyền thức ăn và mạng lưới thức ăn. Như thế, cũng như các hệ sinh thái bền vững khác, các hệ nuôi trồng thủy sản phải có hiệu suất cao và bền vững.
Một số những hệ thống nuôi trồng thủy sản tốt nhất được thấy ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, nuôi trồng thủy sản chuyên môn hóa được phát triển ở vùng ven biển, đầm phá, mương máng ở châu thổ, hồ nước ngọt vùng núi; trong các ao cá gia đình, một trong những thành phần nhất thể hóa trong hệ thống vườn/trại của gia đình. Đó là những hệ thống nuôi trồng thủy sản phức hợp và có thể là hình mẫu cho những hệ thống tương tự đã được phát triển hàng nghìn năm ở nhiều vùng khác trên Trái đất.
Tuy nhiên, ở các cộng đồng khác, nhiều cư dân đem bán cá bắt được ở biển hay tổ chức những trang trại nuôi cá thương phẩm. Hậu quả có thể là làm tăng các dư lượng hóa chất trong thực phẩm thủy sản, đồng thời làm cạn kiệt tài nguyên thủy sản.
Những trang trại nuôi thủy sản thương mại, chỉ nuôi độc canh một loài (cá, tôm, cua, nghiêu sò...), cũng gây hậu quả như săn bắt thủy sản từ những hệ tự nhiên. Trại nuôi thủy sản như thế đặt ra cùng những vấn đề như độc canh trên đất: đòi hỏi đầu tư nhiều năng lượng mà nhiều nhất là đầu tư phân hóa học.
Ta sẽ thấy có nhiều lợi ích khác do phát triển các hệ thống nuôi trồng thủy sản bền vững. Ta sẽ thấy không phù hợp với đạo đức nếu ta chỉ ăn thịt đỏ (thịt bò, lợn...) vì chăn nuôi tốn thức ăn loại hạt mà người còn không có đủ để ăn; chăn nuôi cũng phải khai thác rừng, chặt cây xây dựng đồng cỏ, làm hỏng đất. Về mặt tiềm lực, nuôi thủy sản ít gây hại cho môi trường hơn, đó là cách tốt nhất để có được protein động vật.
Nuôi thủy sản cũng là một trong những phương pháp có hiệu quả nhất để có protein động vật có chất lượng tốt nhất vì:
- Cá là động vật máu lạnh không đòi hỏi nhiệt để duy trì nhiệt độ thân thể; cũng sử dụng lượng thức ăn thấp hơn để làm ra một đơn vị khối lượng thân thể.
- Được nước nâng đỡ đời sống nên có thể sử dụng nhiều năng lượng hơn để sinh trưởng và làm ra sản phẩm.
- Có thể tự nuôi dưỡng bằng chất phế thải hữu cơ từ thực vật và động vật.
- Khép kín ngay từ khi bắt đầu dây chuyền thức ăn.
- Nước từ ao cá giàu dinh dưỡng có thể dùng tưới vườn, dự trữ để chống hỏa hoạn. Các hệ thống nước trong vườn và trại cũng góp phần làm thay đổi tiểu khí hậu (xem chương 7).
Trong các hệ thống nông nghiệp ở vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới, cần thêm vào ngành nuôi trồng thủy sản để cải thiện môi trường: thu hút chất dinh dưỡng thừa, lọc các độc tố, cung cấp thực phẩm đa dạng.
ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG CÁC HỆ THỐNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Trong thiết kế nông nghiệp bền vững, các ao nuôi cá đặt ở phía đồi thấp so với các cấu trúc và diện tích trồng trọt. Ao sẽ lọc bỏ các chất ô nhiễm sinh học trong nước chảy từ phía trên xuống. Quá trình lọc ấy đã khép kín hệ thống nông nghiệp bền vững.
Ta cũng phải tính đến những chức năng khác của mặt nước khi ta chọn địa điểm xây dựng ao. Khi ta xây dựng đập ở phía dưới hay gần nhà, thì các đập nước sẽ phản xạ ánh sáng, làm gió nóng mùa Hè được mát hơn, gió lạnh mùa Đông ấm hơn. Các đập cũng có tác dụng ngăn lửa và nước giàu dinh dưỡng sẽ chảy theo thế năng xuống các nơi cần tưới. Tất cả các ao cá phải được đặt ở nơi nhận được nhiều ánh nắng và gió mát. Ánh nắng giúp các vi sinh vật phát triển và gió mát giúp cho nước nạp thêm Ôxy. Xem hình 17.1 ta thấy đập nuôi trồng thủy sản ở trang trại của Rosie được hướng về phía gió thổi chéo nhau và ánh Mặt trời. Đập được xây để ánh nắng mùa Đông có thể phản xạ vào nhà ở. Các cây và ngôi nhà ở đằng sau đập nước bảo hộ mặt nước bớt bốc mất hơi nước do gió mạnh mùa Đông.
Những ao nhỏ hơn có thể trở nên nóng hơn vào mùa Hè và phải được hướng về phía phản xạ ít nhất ánh Mặt trời. Bóng râm cạnh các cây to cũng giúp cho làm cho nhiệt độ giảm thấp.
Xây dựng
Theo nguyên tắc, các đập trong trang trại nên sâu và hẹp: diện tích mặt nước hẹp sẽ làm giảm lượng nước mất đi qua bốc hơi. Tuy nhiên không nên xây dựng công trình nuôi thủy sản sâu quá ba mét vì cá nước ngọt không xuống ăn sâu quá chiều sầu ấy.
![[Phần IV] Hướng Dẫn Sử Dụng Đất Làm Nông Nghiệp Bền Vững](upload/images/huong-dan-su-dung-dat-lam-nong-nghiep-ben-vung---earth-users-guide-to-permacultere---93-162633275017.webp)
Bờ của đập quan trọng vì đây là nơi có thể trồng nhiều loại cây và làm chỗ trú ở cho nhiều loài vật (xem hình 17.2). Một khi đập đã được đào xong, các bờ đập trơ trụi phải được trồng cây ngay để tránh mưa làm trôi đất xuống dưới đập. Để tạm những bó cỏ khô trên bờ trơ trụi để khỏi mất đất do xói mòn (hình 17.3).
![[Phần IV] Hướng Dẫn Sử Dụng Đất Làm Nông Nghiệp Bền Vững](upload/images/huong-dan-su-dung-dat-lam-nong-nghiep-ben-vung---earth-users-guide-to-permacultere---94-162633280620.webp)
![[Phần IV] Hướng Dẫn Sử Dụng Đất Làm Nông Nghiệp Bền Vững](upload/images/huong-dan-su-dung-dat-lam-nong-nghiep-ben-vung---earth-users-guide-to-permacultere---95-162633285844.webp)
Trồng cây
Những cây trồng trên bờ đập và thả trên mặt nước là xương sống của hệ thống nuôi trồng thủy sản vì chúng giữ đất, tái sinh các chất dinh dưỡng, làm chỗ trú cho động vật, làm sạch và trong nước, có thể cho thu hoạch.
Việc trồng cây nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi đào xong mương hoặc ao. Bờ các ao nhỏ có thể trồng các loại cây bạc hà (giống Trung Đông, giống Đông Nam Á) và các loại cây khác mọc nhanh.
Các loại cây họ Đậu, cây thân thảo, cây có rễ hành, có thể trồng trên bờ các đập rộng. Cũng có thể trồng những cây ăn quả như cây nho quả mọng (ở vùng ấm) và cây mộc qua (ở khí hậu lạnh) ở gần mép nước; những con vật thủy sinh có thể ăn quả rụng xuống nước, những sâu hại có thể được hấp dẫn đến các cây này. Sát mép nước thì trồng các loại cây họ lau sậy cung cấp chỗ trú cho vật thủy sinh, đặc biệt làm chỗ trú cho những cá giống con mới thả.
Khi trồng cây trên bờ ao, đập, cũng phải theo cùng những nguyên tắc như trồng cây trong vườn, tức là trồng dày và trồng nhiều loại cây. Các loại cây này phải thích hợp với môi trường để sống được và tồn tại dù có bị thiên tai. Trồng dày cũng tránh bớt cỏ dại.
Cũng chú ý không trồng thả những cây có thể tràn lấn trên dòng nước chảy. Ở Ốt-xtrây-lia, cây bèo lục bình đã được coi là có hại vì nhanh chóng hình thành những lớp dày đặc trên mặt nước. Ở Việt Nam, cây bèo này cũng có thể là một bộ phận của hệ nuôi trồng thủy sản, nhưng cần giới hạn nó lại trên những diện tích nhỏ ở ao gia đình, có thể dùng nó làm thức ăn cho lợn, để che phủ đất, cũng như có tác dụng làm nước trong hơn.
Thả cá vào nuôi
Những đập lớn có thể dùng để nuôi cá. Nên đợi sáu tháng sau khi xây dựng đập mới thả cá, nước đã được ổn định và thực vật đã mọc.
Những loài cá sinh trưởng chậm nên được thả trước dù hệ thống cung cấp thức ăn chưa đủ cho cá. Dần dần các loại côn trùng, giáp xác, ếch nhái sẽ đến sống trong đập và cung cấp thêm thức ăn cho cá.
Nếu hệ thống có diện tích tương đối rộng thì nên đợi một vài năm mới đưa vào những loài cá kích thước lớn làm thức ăn cho gia đình. Những loài cá này có thể bán được khi chúng đủ lớn; gia đình sẽ dùng những con nhỏ hơn.
Ta nên chọn trước hết những loài cá đã có ở địa phương. Nếu chọn loài cá nuôi thiếu thận trọng, nhất là các loài nhập nội, sẽ có thể gây hại cho các dòng nước tự nhiên.
Chọn các loài cá nuôi phải thích hợp với những môi trường khác nhau. Có những loài cá địa phương thích nghi với nước mặn, nước lợ, nước tương đối tù hãm, nước ven biển, nước ở núi cao, hải đảo, sông ngòi trong đất liền. Cư dân địa phương sẽ cho ta biết những loài cá nào họ quen ăn và quen nuôi. Đại khái, nên nuôi khoảng 100 cá trưởng thành (chừng 1 kg một con) cho một triệu lít nước (tương đương 1.000m3).
Thiết kế hệ thống
Ao của ta không được có nước trong suốt. Những cặn bã của thực vật, động vật, bùn nổi lên, cây thủy sinh mọc, làm cho nước chuyển thành màu hơi phơn phớt xanh. Đó là một quá trình tự nhiên và là một dấu hiệu chỉ dẫn nước ao sạch và chứa đủ chất dinh dưỡng để duy trì dây chuyền thức ăn. Tuy nhiên, nếu nước chuyển thành tối màu hoặc đen thì nước đã có chất độc. Nó thường xảy ra vào mùa Hè và khi đó phải thêm vào ao nước sạch.
Bình thường đáy ao có một lớp bùn, nguồn dinh dưỡng cho thực vật và vi sinh vật. Thực tế, bùn là một nguồn phân cho vườn.
Hàng rào vây quanh chỗ hứng nước - Cây lọc cho trong nước - Tường bờ đập có cỏ.
![[Phần IV] Hướng Dẫn Sử Dụng Đất Làm Nông Nghiệp Bền Vững](upload/images/huong-dan-su-dung-dat-lam-nong-nghiep-ben-vung---earth-users-guide-to-permacultere---96-162633300741.webp)
Cá được nuôi trong ao chật hẹp nên thường bị thiếu Ôxy. Có thể thiết kê những bơm nước hay những mương thông nước giữa hai cái ao để tăng hàm lượng Ôxy. Vịt và ngỗng cũng làm cho nước thoáng khí hơn do chúng bơi và quấy nước.
Các loài chim ăn cá có thể được hấp dẫn tới ao. Chăng những dây câu trên mặt ao có thể ngăn chim bắt cá. Tốt hơn nữa là tạo những chỗ ẩn nấp cho cá. Ở những trang trại lớn, việc tháo nước phải làm thận trọng. Không được thải chất hóa học thừa (thuốc trừ sâu) vào dòng nước, chỗ nước chảy qua và chảy xuống ao. Khu vực gần ao không nuôi đại gia súc. Ngay sát bờ nên trồng cây, cỏ để ngăn nước bẩn, bùn đất chảy xuống ao (xem hình 17.4).
Nuôi trồng thủy sản ở thành phố
Những hệ thống nuôi trồng thủy sản không cần rộng mới có hiệu quả.
Có thể nuôi trồng quy mô nhỏ trong các bể cũ, các thùng tắm cũ.
Nếu có đủ chỗ, có thể tạo những ao nhỏ có bờ bao ở nhiều chỗ trong vườn (xem hình 17.5 và 17.6) thành nhiều chỗ nuôi trồng nhỏ. Những chỗ này sẽ điều hòa độ ẩm và ánh sáng ở nơi lân cận, cũng có thể giúp điều hòa nhiệt độ và hấp dẫn những động vật diệt sâu hại. Một dãy thực vật thủy sinh có thể được trồng xung quanh những ao nhỏ này.
![[Phần IV] Hướng Dẫn Sử Dụng Đất Làm Nông Nghiệp Bền Vững](upload/images/huong-dan-su-dung-dat-lam-nong-nghiep-ben-vung---earth-users-guide-to-permacultere---97-162633307111.webp)
Trong một ao nhỏ như vậy, có thể nuôi một hai con vịt. Nhìn thiết kế Khu I (hình 11.6) và Khu II và III (hình 13.10) trong trang trại của Rob, ta sẽ thấy họ đã đặt hai cái ao có bờ bao trong vườn. Khi chất lượng nước trong một cái đã bị ô nhiễm, vịt được chuyển sang ao kia.
![[Phần IV] Hướng Dẫn Sử Dụng Đất Làm Nông Nghiệp Bền Vững](upload/images/huong-dan-su-dung-dat-lam-nong-nghiep-ben-vung---earth-users-guide-to-permacultere---98-162633313845.webp)
Thử vận dụng
- Trên bản thiết kế của gia đình mình, bạn hãy xếp vào hệ thống nuôi trồng thủy sản. Bạn nghiên cứu địa điểm, hướng của ao; và ao sẽ mang lại cho bạn thêm lợi ích gì?
- Bạn hãy ghi lên giấy những loại thực vật và động vật mà bạn muốn đưa vào hệ thống nuôi trồng thủy sản của mình. Mỗi loại có những lợi ích gì và những trở ngại gì? Nếu bạn cần thêm thông tin, bạn có thể hỏi ở cơ quan nông nghiệp, thủy sản, hoặc tìm hiểu ở thị trường và những hội nuôi cá địa phương.
CHƯƠNG 18
THIẾT KẾ CHỐNG THIÊN TAI
Trong nông nghiệp bền vững, một trong những mục đích thiết kế là tạo ra những cảnh quan có khả năng giảm tác hại của thiên tai.
Do có nhiều loại thiên tai của môi trường, các cảnh quan có thể dễ bị hại bởi một loại thiên tai nhất định. Mọi thiết kế cần phải tính đến những xác suất có thể là:
- Hạn.
- Lũ lụt.
- Lửa.
- Rò rỉ hóa chất.
- Gió mạnh - giông bão, gió xoáy, v.v..
- Thay đổi khí hậu lâu dài - Trái đất nóng lên, thủng tầng Ôzôn.
- Động đất và sụt lở đất.
Những thiết kế của ta phải tính đến những thiên tai đó. Bảng sau đây giúp chúng ta đặt câu hỏi và trả lời.
Thống kê một số thiên tai
Nguyên nhân: Đó là tai họa do thiên nhiên hay do con người gây ra? Tần số: Có thể xảy ra bao nhiêu lần trong một thời gian nhất định? Thời gian kéo dài: Thiên tai kéo dài thời gian ngắn hay dài?
Dự báo trước: Thời gian có thể dự báo trước là bao nhiêu lâu?
Phạm vi ảnh hưởng: Ảnh hưởng lan rộng hay thu hẹp trong phạm vi nào?
Tiềm năng phá hoại: Cố thể đánh giá trước được không?
Tiền lệ: Có thể dự báo được theo những tiền lệ không?
Khống chế: Có thể thiết kế để làm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại không?
CHIẾN LƯỢC THIẾT KẾ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI
1. Các cấu trúc
Tất cả các cấu trúc đều có thể đặt ở địa điểm lợi dụng được các phương tiện bảo vệ của thiên nhiên. Mọi nhà cửa có thể đặt ở chỗ tránh bớt gió mạnh hoặc giông bão (xem hình 18.1). Nói chung nền nhà phải cao hơn khoảng 1/100 mức nước ngập trung bình/năm. Trong vùng có thể có lũ, phải xây dựng nhà cửa ở chỗ cao và không xây dựng trên đường chảy của nước lũ.
![[Phần IV] Hướng Dẫn Sử Dụng Đất Làm Nông Nghiệp Bền Vững](upload/images/huong-dan-su-dung-dat-lam-nong-nghiep-ben-vung---earth-users-guide-to-permacultere---99-162633329636.webp)
Hướng nhà và kiểu thiết kế nhà cũng quan trọng. Nhiều cộng đồng đã phát triển các kiểu nhà "truyền thống" để tránh hay chống chịu thiên tai thường xảy ra ở đó. Thí dụ, những nhà truyền thống của Nhật Bản xây dựng bằng những vật liệu nhẹ, như thế sau động đất có thể làm lại nhanh. Nhà ở vùng ven biển hay hải đảo xây dựng trên cọc để gió mạnh đi qua các cọc thấp dưới nhà. Đã có nhiều hướng dẫn khác cho việc xây dựng các nhà chống những thiên tai nhất định. Làm các đường và các cửa (phân biệt với cửa ra vào chính) để thoát ra nhanh khi có hỏa hoạn hoặc có gió mạnh có thể làm cháy hay đổ nhà. Làm hầm kín đáo để bảo vệ thực phẩm cho người, thức ăn cho gia súc.
Khi sử dụng vật liệu nào đó, cần phải có kiến trúc và công nghệ xây dựng thích hợp.
2. Các nơi dự trữ
Trong nhiều trường hợp, sau thiên tai, đời sống và sức khỏe của con người gặp khó khăn. Nước uống và thức ăn không có, các nguồn nước bị ô nhiễm, các nguồn thức ăn bị hư hỏng.
Mọi thiết kế theo nông nghiệp bền vững phải tạo một nguồn nước sạch riêng biệt với nguồn nước công cộng, thí dụ một bể nước.
Một vườn thực phẩm gia đình là cần thiết để tăng sự chủ động về thức ăn. Thêm nữa, một khoảnh vườn riêng được thiết kế ở nơi cao hay có điều kiện chống lũ, bão... sẽ giúp các gia đình và cộng đồng lúc khó khăn. Trong khu vườn này nên trồng những cây lâu năm có sức chống chịu và đặt ở nơi dự đoán tránh được thiên tai thường có trong vùng.
Một nhà kính trồng rau cũng rất có ích. Sau tai họa hạt nhân ở Tréc-nô- bưn, nhiều người có rau trồng trong nhà kính đã tránh được ô nhiễm hạt nhân (so với rau trồng trên đồng ruộng).
Cũng phải dự trữ một nơi cất giữ hạt giống. Một khoảnh vườn như trên có thể làm nơi gieo hạt giống. Cũng có thể dự trữ trong kho được bảo vệ chống lửa, nước, sâu bệnh. Tốt nhất là dự trữ những giống địa phương cố sức chống chịu cao mà không đòi hỏi nhiều phân bón hay thuốc trừ sâu.
3. Kỹ thuật sinh học
Bao gồm việc sử dụng các tài nguyên sinh học, kể cả thực vật và đất, như là những nhân tố cải thiện môi trường. Những điểm sau đây gợi ý về những cách làm để giảm tác hại do thiên tai.
*Giảm tác hại của lũ lụt
Trồng dày trên bờ sông ngòi (chiều rộng khoảng 30 mét) có thể làm giảm sức mạnh và tốc độ nước chảy. Nước lũ chảy qua sẽ để lại phù sa cho cây trồng.
*Loại các mầm bệnh trong không khí
Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu tại sao những đô thị có vành đai xanh bao bọc lại ít bị hay bị nhẹ những bệnh dịch do các mầm bệnh vi sinh vật lan truyền qua không khí. Những vành đai chắn gió và những rừng địa phương giúp lọc bớt mầm bệnh trong không khí.
*Thay đổi khí hậu
Lỗ thủng tầng Ôzôn làm con người chịu ảnh hưởng của tia cực tím. Trồng cây to và cây bụi có thể tạo bình phong che bớt các tia đó. Có thể tán cây rậm rạp cũng chỉ che 50 - 70% không gian, nên cảnh quan vẫn thoáng.
Trái đất nóng lên là một tác hại chưa dự đoán chính xác được. Chiến lược hợp lý nhất là trồng đa dạng nhiều loại thực vật, với số lượng đủ, để có thể thích ứng với những thay đổi của môi trường.
Những ụ đất và những bờ cao có thể làm chuyển hướng gió và nước, hoặc giữ nước cho đến khi thấm vào đất đủ rồi mới bốc hơi.
Thử vận dụng
1. Đánh giá những thiên tai có thể xảy ra nhiều nhất ở khu vực mình sinh sống. Làm thế nào để từng bước tạo được điều kiện giảm tác hại của thiên tai (hay những thiên tai) ấy? Trên bản đồ thiết kế, chỉ rõ những yếu tố, những cấu trúc có thể có tác dụng ấy.
Nếu ta ở trong một nơi từ trước đã xảy ra hỏa hoạn, ta hãy tìm cách thiết kế để phòng ngừa như ở hình 18.2 và 18.3.
Hình 18.2. Thiết kế để phòng hỏa. Trong vùng dễ bị cháy, trồng hàng cây chắn gió dày, gồm những loài làm chậm lửa (thí dụ cây có vỏ nhăn, cây rụng lá). Các nhân tố phòng hỏa khác là đập nước rộng, đường đi vòng quanh nhà, cây ăn quả rụng lá, cây làm thức ăn cho gà (làm lớp cỏ trên mặt đất thưa đi).
2. Nghiên cứu xem phải làm thế nào nếu nghe nói có thể xảy ra các thiên tai như:
- Khí hậu thay đổi lớn ảnh hưởng đến môi trường; tác hại do gió, nước.
- Tin tức về thủng tầng Ôzôn, về thảm họa hạt nhân.
![[Phần IV] Hướng Dẫn Sử Dụng Đất Làm Nông Nghiệp Bền Vững](upload/images/huong-dan-su-dung-dat-lam-nong-nghiep-ben-vung---earth-users-guide-to-permacultere---101-162633353895.webp)
Cây mọng chứa nhiều nước trồng cho mọc dày sẽ chống lửa tốt hơn cây có tinh dầu, có lá khô, có vỏ quánh.
MỤC LỤC
Lời tựa cho lần xuất bản bằng tiếng Việt
Chương 1: Bắt đầu làm nông nghiệp bền vững
Chương 2: Đạo đức của nông nghiệp bền vững
Chương 3 - Sinh thái học - nền tảng
Chương 4 - Tìm hiểu kỹ khu đất của mình
Chương 5 - Khí hậu và các tiểu khí hậu
Chương 6 - Đất - một cơ thể sống
Chương 7 - Hoạt động và các chức năng của nước
Chương 8 - Cây trồng - di sản của chúng ta
Chương 9 - Cây, rừng và hàng cây chắn gió
Chương 10 - Chúng ta sống thế nào và sống ở đâu - Khu Zero
Chương 11 - Vườn của ta: nơi dự trữ thức ăn - Khu I
Chương 12 - Rừng thực phẩm - Khu II
Chương 13 - Gia cầm và ong trong rừng thực phẩm
Chương 14 - Nếu ta muốn lập trang trại - Khu III
Chương 15 - Những cây mang dấu hiệu của hy vọng - Khu IV
Chương 16 - Rừng tự nhiên - Khu V
Chương 17 - Nuôi trồng thủy sản: sử dụng đa dạng nước
Chương 18 - Thiết kế chống thiên tai
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI LÀM GIÀU BẰNG KINH TẾ GIA ĐÌNH
Chịu trách nhiệm xuất bản: Trần Thu Hương Chịu trách nhiệm bản thảo: Mai Quỳnh Giao Biên tập: Minh Hà
Bìa: Ngọc Dũng Sửa bản in : Thạch Sơn
NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ
39 Hàng Chuối, Hà Nội,
ĐT: 9.717979 - 9.717980 - 9.710717 - 9.716727 - 9.712832.
FAX: 9.712830
Chi nhánh:
16 Alexandre De Rhodes - Q. I - TP Hồ Chí Minh.
ĐT: 8.294459
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI LÀM GIÀU BẰNG KINH TẾ GIA ĐÌNH
Đây là một cuốn sổ tay hướng dẫn thiết kế và thực hành phát triển nông nghiệp bền vững quanh nhà cửa đất đai của bạn để làm giàu bằng kinh tế gia đình.
Nếu bạn là người bắt đầu làm nông nghiệp bền vững, bạn có thể làm biến đổi mảnh đất của bạn. Nếu bạn là người thực hành nông nghiệp bền vững đã có kinh nghiệm, cuốn sổ tay sẽ giúp bạn thực nghiệm những ý định mới và ngày càng mở rộng.
----------------------------------------------
CÔNG TY PHÂN HỮU CƠ ĐẮC VIỆT
? Phân Hữu Cơ Nhật Bản 100% Nhập Khẩu
? KHÔNG PHA TRỘN - KHÔNG TRUNG GIAN
? Call/Zalo: 09.6869.4544
? Địa chỉ: 60 Vũ Tông Phan, P. An Phú, Quận 2
? Website: www.phanhuuconhat.com
?️ Fanpage: www.facebook.com/phanhuuconhat
XEM THÊM
-
#48 [Phân Gà] Trồng Na Theo Hướng Hữu Cơ- Đạt Chuẩn Xuất Khẩu Có Lãi...
Với những ưu điểm vượt trội như: quả to, trái ít hạt, thời gian sinh trưởng nhanh, giống lai tạo khỏe mạnh...
16:33 27-10-2022 | 1535 lượt xem
-
#47 [Phân Gà] Quy Trình Trồng Xoài Với Phân Hữu Cơ - Gấp Đôi Năng Suất...
Xoài là loại trái cây đặc trưng, rất được ưa chuộng cả trong và ngoài nước. Đây cũng là loại quả mang...
15:48 27-10-2022 | 4225 lượt xem
-
#46 [Phân Gà] Trồng Tiêu Theo Hướng Hữu Cơ - Bà Con Được Mùa Tiêu...
Để hồ tiêu có thể đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, không chứa các dư lượng hóa học thì bà con cần phải...
16:18 26-10-2022 | 780 lượt xem
-
#45 [Phân Gà] Trồng Nhãn Chuẩn VIETGAP - Bà Con Không Còn Loay Hoay Vụ Xuất...
Cây Nhãn là loại cây trồng lấy quả có giá trị kinh tế cao, có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển đổi cơ...
16:57 24-10-2022 | 780 lượt xem
-
#44 [Phân Gà] Hướng Đi Mới Cho Bà Con - Chọn Trồng Cây Bơ Chủ Lực Mang...
Bơ là cây trồng có giá trị kinh tế cao được rất nhiều nhà vườn lựa chọn làm cây chủ lực trong phát trển...
16:27 27-09-2022 | 837 lượt xem
-
#43 [Phân Gà] Canh Tác Theo Hướng Hữu Cơ - Măng Cụt Được Giá Bà Con...
Măng cụt thuộc nhóm cây ăn trái, ở nước ta cây măng cụt được trồng nhiều ở khu vực Miền Nam, Đồng Bằng...
15:41 27-09-2022 | 1238 lượt xem
-
#42 [Phân Gà] Chuyển Canh Tác Từ Cây Trồng Giá Trị Thấp Sang Trồng Quýt...
Quýt đường là loại quả thơm ngon chứa nhiều chất bổ dưỡng nên được rất nhiều người yêu thích. Hiện...
12:49 12-09-2022 | 824 lượt xem
-
#41 [Phân Gà] Trồng Bưởi Theo Hướng Hữu Cơ Sinh Học Bền Vững Và...
Bưởi là một loại cây ăn quả chủ lực, được định hướng phát triển. Trong đó, bưởi Da xanh là giống ăn...
11:32 08-09-2022 | 925 lượt xem
-
#40 [Phân Gà] Kỹ Thuật Trồng Mận An Phước Đạt Năng Suất Cao, Ít Sâu...
Mận An Phước là giống cây ăn trái được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng ở Việt Nam và thị trường quốc...
10:44 08-09-2022 | 1157 lượt xem
-
#39 [Phân Gà] Quy Trình Và Kỹ Thuật Trồng Chuối Cho Năng Suất Gấp Đôi
Quy trình trồng chuối chuẩn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân. Nó giúp tiết kiệm chi phí sản...
14:03 31-08-2022 | 968 lượt xem
-
#38 [Phân Gà] Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Vụ Mùa Chanh Cho Trái Quanh Năm
Cây chanh – một loại cây ăn quả cùng họ với cây cam nhưng đến khi chín thì vẫn không ngọt như “anh em”...
13:15 31-08-2022 | 855 lượt xem
-
#37 [Phân Gà] Trồng Cam Sành Với Phân Hữu Cơ, Hướng Đi Bền Vững Cho...
Cam là loại cây ăn quả thuộc nhóm có múi, sinh trưởng tốt trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ở Việt Nam, khí...
10:20 17-08-2022 | 1068 lượt xem
-
#36 [Phân Gà] Hướng Đi Lâu Dài Từ Cây Sầu Riêng Và Những Điều Chưa...
Cây sầu riêng là cây ăn quả nhiệt đới rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây...
14:31 09-08-2022 | 907 lượt xem
-
#35 [Phân Gà] Kỹ Thuật Trồng Ổi Đúng Cách – Ít Sâu Bệnh – Nhanh Thu...
Cây ổi không còn xa lạ gì với cuộc sống xung quanh chúng ta. Thường xuyên bắt gặp ổi được bày bán trong...
12:57 06-08-2022 | 1192 lượt xem
-
#34 [Phân Gà] Phân Bón Hữu Cơ Nào Chuyên Dụng Cho Cây Mít Đạt Năng...
Cây mít thuộc nhóm cây ăn quả, là loại cây có giá trị kinh tế cao. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít khá...
20:06 05-08-2022 | 2822 lượt xem
-
#33 [Vỏ Trứng] Cách Trồng Khổ Qua Sai Trái Rất Đơn Giản Trong Thùng Xốp
Khổ qua (mướp đắng theo cách dùng từ của người miền Bắc, người miền Nam thì gọi là khổ qua) là một trong...
14:12 03-08-2022 | 1988 lượt xem
-
#32 [Vỏ Trứng] Cách Trồng Và Chăm Sóc Bí Ngòi Vàng Đạt Năng Suất Siêu...
Bí ngòi (còn có tên gọi là bí ngòi, bí vàng) là đây là giống bí mới được du nhập vào nước ta những năm...
13:29 24-06-2022 | 992 lượt xem
-
#31 [Vỏ Trứng] Trồng & Chăm Sóc Cây Súp Lơ Trắng Dễ Dàng Đạt Năng...
Thời tiết mát mẻ rất thích hợp cho việc trồng súp lơ trắng ngay tại nhà bằng cách trồng trong chậu cung cấp...
12:53 24-06-2022 | 1095 lượt xem
-
#30 [Vỏ Trứng] Kỹ Thuật Trồng Dưa Lưới Trên Sân Thượng Cho Quả...
Dưa lưới là loại trái cây thơm ngon, ngọt mát được nhiều người yêu thích. Ngoài ra, loại dưa này còn có giá...
13:57 21-06-2022 | 1060 lượt xem
-
#29 [Vỏ Trứng] Cách Trồng Su Hào Tại Nhà Đơn Giản - Củ To, Nhanh Thu...
Su hào có chưa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cơ thể, đặc biệt su hào còn chứa nhiều chất dinh dưỡng...
12:57 21-06-2022 | 1072 lượt xem
-
#33 [Phân Gà] Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Ngô Vụ Đông Đạt Năng Suất...
Cây ngô được xem là một trong những cây ngũ cốc quan trọng và là loại cây lương thực quan trọng chỉ đứng...
16:06 20-05-2022 | 1393 lượt xem
-
#28 [Vỏ Trứng] Trồng Hành Lá Trong Thùng Xốp - Trồng 1 Lần Ăn Cả Năm
Hành lá là một trong số các loại cây gia vị phổ biến nhất trong các bữa cơm gia đình Việt Nam. Ngày nay, ngoài...
15:28 20-05-2022 | 1098 lượt xem
-
#27 [Vỏ Trứng] Hướng Dẫn Trồng Cà Chua Tại Nhà Cực Đơn Giản Và...
Cà chua là một loại quả khá quen thuộc với mọi người và chúng luôn xuất hiện trong hầu hết khu vực bếp...
14:41 20-05-2022 | 1256 lượt xem
-
#32 [Phân Gà] Bón Phân Hữu Cơ - Hướng Đi Bền Vững Cho Cây Cà Phê Việt...
Giá cà phê giảm, đất trồng xuống cấp, chất lượng cà phê không đạt yêu cầu, năng suất vụ mùa thấp là...
01:24 17-05-2022 | 1640 lượt xem
-
#26 [Vỏ Trứng] Trồng Cà Pháo Trong Chậu Sai Trái, Ít Sâu Bệnh Tại Nhà
Cà pháo là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm của người dân Việt Nam. Thay vì mua ở ngoài, bạn có thể tự...
18:37 23-04-2022 | 1474 lượt xem
-
#25 [Vỏ Trứng] Cải Xoăn Kale - Kinh nghiệm trồng và chăm sóc tươi tốt...
Cải xoăn kale là một trong những loại rau chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nên ngày càng được các bà nội...
17:28 18-04-2022 | 1763 lượt xem
-
#24 [Vỏ Trứng] Trồng Dưa Chuột Sai Quả Trĩu Trịt Trên Ban Công/Sân...
Dưa chuột hay dưa leo là một loại thực phẩm có hương vị thanh mát, bổ dưỡng luôn không thể thiếu trong...
16:28 13-04-2022 | 1124 lượt xem