Trang chủ
09.6869.4544
  1. Trang chủ
  2. Blog Chia Sẻ

(Phần I) Hướng Dẫn Sử Dụng Đất Làm Nông Nghiệp Bền Vững

Ngày đăng: 00:40 15-07-2021 | 895 lượt xem

Hướng Dẫn Sử Dụng Đất Làm Nông Nghiệp Bền Vững (Phần I)

 

 

PHẦN I

 

CHƯƠNG 1

BẮT ĐẦU LÀM NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

 

Những nét chủ yếu của nông nghiệp bền vững có thể tóm tắt như sau:

  • Đó là một hệ thống tạo ra những mô hình định canh lâu bền bằng cách kết hợp quy hoạch và sinh thái.
  • Đó là một sự tổng hợp hiểu biết truyền thống với khoa học hiện đại, áp dụng cho cả thành thị và nông thôn.
  • Nông nghiệp bền vững lấy các hệ thống thiên nhiên làm mẫu và hành động hòa hợp với thiên nhiên, nhằm thiết kế những môi trường lâu bền cung cấp những nhu cầu cơ bản cho con ngườì cũng như những hạ tầng xã hội, kinh tế đảm bảo cho những nhu cầu đó.
  • Nông nghiệp bền vững thúc đẩy chúng ta tham gia có ý thức vào việc giải quyết nhiều vấn đề đặt ra cho chúng ta ở phạm vi địa phương và trên  toàn cầu.

 

THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG THẾ NÀO

Nông nghiệp bền vững là một giải pháp sáng tạo mà xã hội chúng ta chưa có mẫu. Nó mở cửa đi vào một cuộc sống có chất lượng tốt hơn và cho phép bất cứ ai cũng làm được như thế. Không có rào cản với những con người như giới tính, tuổi tác, tôn giáo, học vấn hay trình độ văn hóa khác nhau. Tôi đã huấn luyện cho nhiều người chưa biết chữ trở thành những người làm nông nghiệp bền vững giỏi.

Bạn hãy bắt đầu từ quy mô nhỏ; quy mô và chi phí không hạn chế chúng ta, dù bạn có một mét vuông hay một triệu héc-ta, bạn vẫn làm được nông nghiệp bền vững. Cách mà bạn hành động kết hợp chặt chẽ với đất đai, và chịu trách nhiệm về cách mà bạn xử lý đất đai, sẽ mang lại cho bạn phần thưởng ngày càng lớn hơn. Nếu suốt cuộc đời bạn, bạn chỉ xây dựng được một nếp nhà đơn giản, không ô nhiễm, tự sản xuất lấy thức ăn, tự cải tạo và khai thác mảnh đất của mình, tự chăm sóc cây cối tự nhiên, thì bạn đã có một cuộc sống đầy đủ, sáng tạo, có ý nghĩa, với sự tự trọng, thỏa mãn và tự chủ của bản thân trong cuộc sống.

 

Thử vận dụng

Một trong những chìa khóa thành công trong thiết kế các hệ thống nông nghiệp bền vững là khả năng biết quan sát. Điều đó quan trọng vì đó là cách để: "Hành động hòa hợp chứ không chống lại thiên nhiên... nhìn nhận các hệ thống trong mọi chức năng của chúng chứ không đòi hỏi chỉ một mặt hiệu quả của chúng; và để cho các hệ thống tự chúng chứng minh quá trình tiến triển của chúng" (B. Mollison. Nông nghiệp bền vững: Sách cho người thiết kế).

Thông qua những quan sát của mình, bạn sẽ tìm được nguyên nhân và giải pháp cho nhiều vấn đề.

1. Nhìn một bức tường qua cửa sổ. Quan sát những điều bạn thấy. Ghi quan sát vào sổ tay. Các ghi chép có thể là:

  • Các đám mây nặng nề đến từ phương Tây.
  • Cỏ ở rìa đường đang nở hoa.
  • Hai con sáo đậu trên cây bạch đàn.
  • Cây cối đã mọc thêm ở hàng rào.
  • Một loài hoa cuối mùa đang tàn.
  • Những con chim đầu tiên đến mùa bay về đã đến đậu trên mái nhà phía Đông.

2. Bây giờ quan sát kỹ hơn một chút. Bạn hãy nghe, ngửi và cảm thấy gì. Ghi quan sát vào sổ tay và thử tìm các mối liên hệ, thí dụ: hôm nay khô nóng và mạng nhện chăng nhiều hơn.

3. Mỗi ngày làm lại quan sát đó. Bạn sẽ thấy ngày càng rõ hơn những thay đổi theo các mùa, đó là nhân tố quan trọng cho thiết kế.

4. Bắt đầu tìm hiểu các loại tài nguyên mà bạn sẽ cần sau này khi thiết kế khu vườn của mình. Các tài nguyên này thường là những phế liệu - gạch cũ, mảnh gỗ, rơm, cỏ khô đã cắt ngắn, thân cây ăn quả đã thu hoạch, v.v..

Ghi chép mọi kết quả tìm tòi vào sổ: chỗ cất, chất lượng phế liệu, có thể dùng vào việc gì...

 

CHƯƠNG 2

ĐẠO ĐỨC CỦA NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

 

Các đạo đức của nông nghiệp bền vững là:

  • Giữ gìn Trái đất.
  • Giữ gìn cư dân.
  • Phân phối những thứ dư thừa.
  • Giảm tiêu thụ.

Các nguyên lý được trình bày trong hình 2.1.

Nông nghiệp bền vững có nhiều chiến lược và kỹ thuật giúp ta thực  hiện các nguyên lý, thí dụ, ta dự định chống hạn cho đất của mình bằng giảm lượng nước chảy đi và trữ nước tăng lên. Để thực hiện chiến lược ấy, ta có thể dùng những kỹ thuật như trồng cây trên đất dốc, xây các đập chứa nước, tạo các hố giữ nước xung quanh.

 

Hình 2.1. Những nguyên lý của nông nghiệp bền vững.

NHỮNG NGUYÊN LÝ

MỘT SỐ THÍ DỤ

MỌI VIỆC ĐỀU LÀM ÍT NHẤT THEO HAI CÁCH

Gà diệt sâu hại và cỏ dại; Cho trứng và gà con

Hướng Dẫn Sử Dụng Đất Làm Nông Nghiệp Bền Vững (Phần I)

 

 

TÌM GIẢI  PHÁP CHỨ KHÔNG CHỈ NÊU VẤN ĐỀ

Câu nói nổi tiếng của MoDison: "Bạn không có vấn đề diệt ốc, mà có giải pháp nuôi vịt khỏi đói"

HỢP TÁC CHỨ KHÔNG CẠNH TRANH TRONG VIỆC LÀM, TRUYỀN THÔNG VÀ KINH TẾ

Hãy chia sẻ thông tin và ý nghĩ, mọi người có thể học được để sống bền vững

LÀM CHO MỌI THỨ ĐỀU SINH LỢI

Tái sử dụng nước rửa thải và chất hữu cơ phế bỏ làm phân rác

LÀM VIỆC Ở CHỖ CÓ THU NHẬP

Chỉ phải làm cỏ một lần nếu có kế hoạch trồng ngay, nếu không sẽ phải làm cỏ nhiều lần

SỬ DỰNG MỌI THỨ TỚI KHẢ NĂNG CAO NHẤT CỦA NÓ

Dùng ánh nắng để cho cây trồng sinh trưởng, nhà bạn ấm thêm, đun nước nóng, nấu ăn

ĐƯA THỨC ĂN SẢN XUẤT ĐƯỢC ĐẾN CÁC THỊ TRẤN

Tự trồng lấy rau và quả, tự nuôi lây gà và ong trong sân nhà

GIÚP CHO MỌI NGƯỜI TỰ TIN Ở HỌ

Tự dự trữ nước và tự phát điện cho nhu cầu sử dụng của mình

CHI PHÍ VÀ ĐẦU TƯ NĂNG LƯỢNG ÍT NHẤT ĐỂ ĐẠT NĂNG SUẤT CAO NHẤT

Chọn chỗ xây đập để giữ nước ở mức cao nhất và để nước chảy đi khỏi khu đất của mình ở mức thấp nhất

 

Mặc dầu các nhà chuyên môn về nông nghiệp bền vững tán thành cùng những đạo đức và nguyên lý, chiến lược và kỹ thuật mà họ sử dụng rất khác nhau vì không bao giờ có hai môi trường hoàn toàn giống nhau và chỉ có trí tưởng tượng mới hạn chế được sự sáng tạo chiến lược và kỹ thuật. Tuy nhiên, cần nhớ là, kỹ thuật và chiến lược bao giờ cũng phải được quyết định phù hợp với đạo đức và nguyên lý.

Tất nhiên không thể nghĩ rằng, một mô hình của nông nghiệp bền vững trở thành đơn giản bằng cách liệt kê ra những đạo đức và nguyên lý. Bảng sau đây đưa vào thêm những đặc trưng chủ yếu của nông nghiệp bền vững. Mỗi đặc trưng này sẽ được nghiên cứu trong các chương tiếp theo.

Các mô hình sử dụng đất quy mô nhỏ, theo hướng thâm canh.

  • Đất đai canh tác phải được sử dụng có hiệu quả và thâm canh.
  • Đất ở rìa phải được bảo vệ trong (hoặc phục hồi lại theo) những hệ sinh thái tự nhiên.
  • Cảnh quan phải thay đổi tốt hơn và trở nên hấp dẫn.
  • Công việc lao động nhiều nhất phải được làm gần nhà và dễ sắp xếp.

Đa dạng hóa: đa dạng hóa các loại sản xuất, các chế độ canh tác, năng suất, ổ sinh thái, chức năng, vai trò xã hội, lao động.

Kết hợp nhất thể hóa nhiều bộ môn: bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, thiết kế các khu hoang dã, xã hội học, kinh tế học.

Tính bền vững lâu dài: các hệ thống nông nghiệp bền vững được thiết kế để đối phó với những tai biến môi trường như ô nhiễm do nhiệt và thủng tầng Ôzôn.

Sử dụng các động vật hoang, động vật nuôi và các loài thực vật.

  • Động vật là một bộ phận nhất thể hóa vào hệ thống.
  • Các loài địa phương, loài hiếm, loài có nguy cơ bị tiêu diệt được đưa vào hệ thống, sử dụng những đặc điểm tự nhiên của đất, cây và con.
  • Các tài nguyên năng lượng và sinh học (kể cả nước và đất) được bảo toàn, tái tạo, tự điều chỉnh và tự tái sinh.

 

Thử vận dụng

  1. Trong sổ tay, ghi những nguyên lý mà bạn cho là quan trọng nhất đối với mình. Hãy nghĩ rằng việc áp dụng những nguyên lý ấy quan trọng đến mức nào đối với đời sống của bạn.
  2. Quan sát thật chu đáo địa điểm của bạn định thiết kế. Địa điểm ấy có thể phù hợp thế nào với những đặc trưng của nông nghiệp bền vững?
  3. Tìm ra càng nhiều càng tốt những cây và con mà bạn có thể sử dụng trong vườn của mình. Đó là một sự đánh giá tính đa dạng của khu vườn đó. Sau này, bạn sẽ thấy được cách làm thế nào để tăng tính đa dạng trong vườn của mình.

 

 

MỤC LỤC

 

Giới thiệu tác giả

Lời tựa cho lần xuất bản bằng tiếng Việt

 

Phần I

Chương 1: Bắt đầu làm nông nghiệp bền vững

Chương 2: Đạo đức của nông nghiệp bền vững

 

PHẦN II

Chương 3 - Sinh thái học - nền tảng

Chương 4 - Tìm hiểu kỹ khu đất của mình

Chương 5 - Khí hậu và các tiểu khí hậu

Chương 6 - Đất - một cơ thể sống

Chương 7 - Hoạt động và các chức năng của nước

Chương 8 - Cây trồng - di sản của chúng ta

Chương 9 - Cây, rừng và hàng cây chắn gió

 

PHẦN III

Chương 10 - Chúng ta sống thế nào và sống ở đâu - Khu Zero

Chương 11 - Vườn của ta: nơi dự trữ thức ăn - Khu I

Chương 12 - Rừng thực phẩm - Khu II

Chương 13 - Gia cầm và ong trong rừng thực phẩm

Chương 14 - Nếu ta muốn lập trang trại - Khu III

Chương 15 - Những cây mang dấu hiệu của hy vọng - Khu IV

Chương 16 - Rừng tự nhiên - Khu V

 

PHẦN IV

Chương 17 - Nuôi trồng thủy sản: sử dụng đa dạng nước

Chương 18 - Thiết kế chống thiên tai

----------------------------------------------

CÔNG TY PHÂN HỮU CƠ ĐẮC VIỆT

? Phân Hữu Cơ Nhật Bản 100% Nhập Khẩu

? KHÔNG PHA TRỘN - KHÔNG TRUNG GIAN

? Call/Zalo: 09.6869.4544

? Địa chỉ: 60 Vũ Tông Phan, P. An Phú, Quận 2

? Website: www.phanhuuconhat.com

?️ Fanpage: www.facebook.com/phanhuuconhat


 

XEM THÊM

HotlineGỌI NGAY Chat ZaloChat Zalo Chat FacebookFacebook