Trang chủ
09.6869.4544
  1. Trang chủ
  2. Phân Bón Hữu Cơ

Phân Bón Hữu Cơ

Phân hữu cơ là gì và các loại phổ biến?

Đây là sản phẩm đã quá quen thuộc với bà con nông dân nhưng phần lớn mọi người đều lựa chọn dựa theo kinh nghiệm, giới thiệu thay vì tìm hiểu kỹ về thành phần, công dụng đối với từng cây trồng.

Để nắm rõ hơn về “người bạn thân thiết” của nhà nông, mọi người hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ hay phân bón hữu cơ là sản phẩm cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng cho đất, cây trồng bao gồm đa, trung và vi lượng. Sở dĩ chúng có tên gọi là “hữu cơ” bởi nguồn gốc được làm từ tàn dư của các bộ phận của cây trồng như lá, thân cây hay sản xuất nông nghiệp, chất thải gia súc, gia cầm…


Xuất phát từ nguồn gốc kẻ trên, sản phẩm được chia thành 5 nhóm chính:

Phân hữu cơ là gì và các loại phổ biến
Thành phần chính của phân hữu cơ là các loại chất thải từ nông nghiệp, động vật...

 

Phân hữu cơ sau khi qua qui trình xử lý nghiêm ngắt rất giàu khoáng chất có ích như: axit hữu cơ, đạm, lân, kali, peptit và một số trung – vi lượng

Phân hữu cơ từ nguồn tự nhiên (không phải theo công thức hóa học) nên có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng có sự khác nhau, không ổn định. Thường những chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không sử dụng được ngay mà phải qua quá trình khoáng hóa cây mới hấp thụ được. Vì vậy phân hữu cơ là loại phân mang lại sự bền vững lâu dài nhưng có hiệu quả chậm.
Thông qua tác động của các vi sinh vật, các loại nguyên tố dinh dưỡng sẽ được phân giải từ từ để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng xuyên suốt.

Việc bón phân hữu cơ có thể cải thiện cấu trúc của đất, điều phối nước, phân bón, không khí và nhiệt trong đất, cải thiện độ phì nhiêu của đất và năng suất đất.

Phân hữu cơ được xem là sự phát triển lớn, đưa nền nông nghiệp thế giới bước sang một trang mới. Chúng được dùng trong canh tác nông nghiệp nhằm cải thiện chất lượng đất, tạo độ tơi xốp và phì nhiêu. Có thể tóm tắt các lợi ích khi sử dụng phân hữu cơ cho cây trồng và đất như:

 

2. Các loại phân hữu cơ thông dụng

Ở phần phân hữu cơ là gì, chúng ta đã chia sản phẩm thành 5 nhóm phân hữu cơ theo nguồn gốc. Còn theo mục đích sử dụng, chúng bao gồm 2 nhóm chính là: Phân hữu cơ theo qui trình sản xuất truyền thống và phân hữu cơ sản xuất theo hướng công nghiệp


2.1 Phân hữu cơ truyền thống

Thành phần chính của phân bao gồm các loại chất thải từ động vật (gia súc, gia cầm...), phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, rác thải, các chế biến nông - lâm - ngư nghiệp và phân xanh… Chúng được xử lý theo phương pháp ủ hoai truyền thống, khá đơn giản nhưng tốn nhiều thời gian, công sức.

Hàm lượng hữu cơ trong sản phẩm này tương đối thấp, chiếm khoảng 22% và thường dùng để bón cho các loại cây trồng, cây ăn quả…

2.1.1 Phân chuồng

Phân chuồng được có nguồn gốc từ phân, nước tiểu động vật (phân gia cầm, gia súc, phân bắc). Được chế biến bằng các kỹ thuật, phương pháp ủ phân truyền thống. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ giúp đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng hóa học.

 

Cách ủ phân chuồng: Có 3 phương pháp

 
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Sản Phẩm Phân Hữu Cơ
Phân chuồng được lấy từ phân và nước tiểu gia súc

 

2.1.2 Phân xanh

Phân xanh được gọi chung các cây hay lá cây tươi được chế biến bằng các ủ hoặc vùi xuống trong đất để bón cho cây trồng và đất.

Cách sử dụng: Vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.

Ưu điểm:

Nhược điểm:

 

Phân Xanh
Lá và cây tưởi được ủ để làm phân xanh

 

2.1.3 Phân rác

Là những loại phân chế biến bằng biện pháp ủ truyền thống từ rơm rạ, thân cây, lá cây từ sản xuất nông nghiệp,….ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi… đến khi mục thành phân (thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).

Cách ủ: Nguyên liệu chính là phân rác 70%, cung cấp thêm đạm và kali 2%, còn lại phân men (phân chuồng, lân, vôi). Nguyên liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 20 – 30cm xếp thành lớp, cứ 30cm rắc một lớp vôi; trét bùn; ủ khoảng 20 ngày, đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại, để hở lỗ tưới nước thường xuyên; ủ khoảng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân hoai có thể dùng để bón thúc

 
Ưu điểm:

Nhược điểm:

Sản Phẩm Phân Hữu Cơ
Rơm rạ để ủ thành phân rác

2.1.4 Than bùn

Than bùn không bón trực tiếp mà phải qua xử lý mới sử dụng được cho cây trồng.

 

Ưu điểm:

Nhược điểm:

Sản Phẩm Phân Hữu Cơ

 

2.2 Phân hữu cơ công nghiệp

Là những loại phân bón được chế biến từ các chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau, sử dụng quy trình công nghiệp để chế biến với khối lượng lớn lên đến hàng ngàn tấn, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuất để nâng cao chất lượng, mức dưỡng chất của phân bón so với nguồn nguyên liệu đầu vào và so với các loại phân bón hữu cơ truyền thống.

Phân hữu cơ được xử lý theo quy trình công nghiêp bao gồm các loại chính

 

2.2.1 Phân vi sinh

Phân bón vi sinh là phân trong thành phần có chứa từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật hữu ích gồm nhiều nhóm : vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật ký sinh, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật phân hủy xenlulo,…..
 

Ưu điểm:

 

Nhược điểm:

 

2.2.2 Phân bón hữu cơ vi sinh

Là sản phẩm phân bón chế biến theo quy trình công nghiệp  từ nhiều nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, được xử lý lên men với từ một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi, chứa các bào tử sống. Có thành phần hàm lượng các chất hữu cơ trên 15%.

Điểm đặc biệt của phân hữu cơ vi sinh là chứa một hoặc nhiều các loại vi sinh vật khác nhau, mang lại lợi ích cho đất và cây trồng. Sau khi phân được bón xuống đất, chúng sẽ trực tiếp hoạt động, cải thiện đất trong thời gian lâu dài cũng như tăng sự phát triển cho cây.

 

Ưu điểm:

  • Cung cấp đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng cho cây trồng, cải tạo độ phì nhiêu, tơi xốp của đất.
  • Cung cấp một lượng vi sinh vật phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, vi sinh vật đối kháng, ký sinh,…cho đất giúp ức chế, kìm hãm sự phát triển các mầm bệnh trong đất, nâng cao sức đề kháng của cây trồng, không gây ô nhiễm môi trường, không độc hại với con người và sinh vật có ích.

 

Nhược điểm:

  • Thường hàm lượng thành phần các chất hữu cơ ít hơn phân bón hữu cơ sinh học.

 

2.2.3 Phân hữu cơ sinh học

Là sản phẩm phân bón chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý bằng cách lên men với sự góp mặt từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để tăng và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. Có trên 22% thành phần là các chất hữu cơ.
 

Ưu điểm:

 

Nhược điểm:

 
Phân hữu cơ là gì và các loại phổ biến
Phân cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho đất và cây trồng

 

2.2.4 Phân hữu cơ khoáng

Phân bón hữu cơ khoáng là loại phân hữu cơ mà trong đó thành phần dinh dưỡng phải chứa ít nhất một chất đa, trung hoặc vi lượng

Sản phẩm bao gồm hỗn hợp phân hữu cơ sinh học và phân vô cơ. Trong đó, tỉ lệ phân hữu cơ chiếm trên 15% với hàm lượng NPK lên tới 8%.

 

Ưu điểm:

 

Nhược điểm:

Xem Thêm: Bài viết phân hữu cơ khoáng là gì?


Lựa chọn loại phân phù hợp với từng loại đất, từng giống cây trồng khác nhau là điều quan trọng. Bởi vậy, bà con nông dân nên tìm hiểu kỹ phân hữu cơ là gì cũng như các thành phần, đặc điểm riêng của chúng. Từ đó giúp cải thiện chất lượng đất, tối ưu hóa năng suất, hiệu quả cây trồng, cho mùa màng bội thu.

Trên đây là 1 số chia sẻ về phân bón hữu cơ, hi vọng một phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ưu nhược điểm của các loại phân bón hữu cơ, giúp người dân dễ dàng hơn trong việc lựa chọn loại phân bón nào cho phù hợp.

 

Sản Phẩm Phân Hữu Cơ

----------------------------------------------

CÔNG TY PHÂN HỮU CƠ ĐẮC VIỆT

? Phân Hữu Cơ Nhật Bản 100% Nhập Khẩu

? KHÔNG PHA TRỘN - KHÔNG TRUNG GIAN

? Call/Zalo: 09.6869.4544

? Địa chỉ: 60 Vũ Tông Phan, P. An Phú, Quận 2

? Website: www.phanhuuconhat.com

?️ Fanpage: www.facebook.com/phanhuuconhat


 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
HotlineGỌI NGAY Chat ZaloChat Zalo Chat FacebookFacebook