Trang chủ
09.6869.4544
  1. Trang chủ
  2. Blog Chia Sẻ

#27 [NNHC] Sự Khác Biệt Giữa Phân Hóa Học Và Phân Hữu Cơ Trong Canh Tác Nông Nghiệp

Ngày đăng: 18:12 18-09-2021 | 836 lượt xem

Trong canh tác nông nghiệp hiện nay, việc chuyển hướng dần từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang lối hữu cơ bền vững sẽ giúp giảm thiểu tác động gây hại lên môi trường. Việc lựa chọn các loại phân bón để bón cho cây sẽ tác động trực tiếp đến vấn đề này.

Bài viết sau đây sẽ giúp bà con tìm hiểu về phân hóa học và phân hữu cơ để có thêm kiến thức trong canh tác nông nghiệp.

 

Sự Khác Biệt Giữa Phân Hóa Học Và Phân Hữu Cơ Trong Canh Tác Nông Nghiệp

 

 

1. Khái niệm phân hóa học và phân hữu cơ

1.1. Phân hóa học là gì?

Phân hóa học hay còn gọi là phân vô cơ là loại phân bón được sản xuất theo quy trình công nghiệp sử dụng nguyên liệu tự nhiên hoặc tổng hợp. Hiện có các loại phân bón hóa học chính là phân đạm (N), phân lân (P), phân kali (K), phân phức hợp, phân hỗn hợp, phân vi lượng.

 

1.2. Phân hữu cơ là gì?

Phân hữu cơ là loại phân bón hợp chất hữu cơ dùng nguyên liệu trong nông nghiệp từ phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hoặc các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Phân bón hữu cơ sẽ giúp tăng thêm độ màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và bổ dưỡng cho cây trồng.

 

2. Sự khác biệt giữa phân hóa học và phân hữu cơ

Phân bón hóa học sẽ làm cho cây trồng bộc phát mạnh mẽ nhưng lại không duy trì hiệu quả được lâu dài. Ngoài ra, khi bón phân hóa học sẽ để lại những tồn dư dưới dạng muối trong đất gây những hậu quả như sau:

  • Ngăn cản cây trồng hấp thụ các dưỡng chất cần thiết
  • Tiêu diệt các vi sinh vật hữu ích cần thiết cho cây trồng
  • Gây nguy hiểm, độc hại cho con người và môi trường sống

 

Phân hữu cơ là loại phân bón hoàn toàn chứa các nguyên liệu hữu cơ rất thân thiện với môi trường. Sử dụng phân hữu cơ sẽ giúp tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác và thêm nhiều lợi ích khác như:

  • Tăng sức đề kháng và sự phát triển bền vững cho cây trồng để giúp cây nâng cao khả năng chống chịu các loại sâu bệnh
  • Tạo môi trường sống an toàn, không bị nhiễm độc
  • Bảo vệ tài nguyên của đất, giúp cân bằng hệ sinh thái nói chung và hệ sinh thái đất nói riêng.
  • Thúc đẩy việc xử lý các loại phế phẩm hữu cơ đang tồn đọng gây ô nhiễm môi trường để trở thành loại phân bón hữu ích trong nông nghiệp.

 

Sự Khác Biệt Giữa Phân Hóa Học Và Phân Hữu Cơ Trong Canh Tác Nông Nghiệp
Tình trạng đất khi sử dụng phân hữu cơ và phân hóa học

 

3. Những bất lợi khi sử dụng phân hóa học đối với cây trồng

3.1. Phân bón hóa học làm gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh

Phân hoá học sẽ làm cho cây trồng dễ mẫn cảm hơn với các loại bệnh thông qua việc giết chết các loại vi sinh vật có ích trong đất. Các vi sinh vật này thường tập trung và phát triển nhiều quanh vùng rễ cây nhằm bảo vệ cây trồng khỏi bị một chứng bệnh nào đó.

Hiện tượng thiếu các vi sinh vật và một số vi lượng cần thiết đang rất phổ biến ở các vùng đất thường xuyên được bón phân hóa học. Thực trạng cho thấy rằng khi thiếu các vi lượng thiết yếu bà con nông dân sẽ sử dụng thêm phân hóa học khiến cho hệ thống rễ cây bị bao vây bởi quá nhiều một nguyên tố nào đó mà không thể hấp thụ các nguyên tố cần thiết khác. Do đó, dẫn đến mất cân đối dinh dưỡng làm cho cây bị yếu đi và dễ bị các loại bệnh tấn công.

 

3.2. Phân bón hóa học ngăn cản cây hấp thụ các dưỡng chất cần thiết

Quanh vùng lông hút của rễ cây, keo đất từ mùn hữu cơ sẽ chuyển các chất khoáng từ dung dịch đất sang hệ thống rễ cây và đi vào cây trồng. Những hạt mùn này có hấp lực đối với các nguyên tố dinh dưỡng như đạm, lân, kali, và các nguyên tố kim loại khác.

Tuy nhiên, phân hóa học khi được bón vào đất quá nhiều sẽ làm thay đổi cấu trúc của các hạt mùn hữu cơ. Khi có quá nhiều phần tử hóa học bám quanh các hạt mùn sẽ làm cho hệ thống lông hút của bộ rễ cây bị bội thực một loại nguyên tố và không còn khả năng hấp thu các chất khoáng khác mà cây thực sự cần.

 

Sự Khác Biệt Giữa Phân Hóa Học Và Phân Hữu Cơ Trong Canh Tác Nông Nghiệp
Sự khác biệt giữa phân hữu cơ và hóa học đối với cây trồng

 

3.3. Phân hóa học sẽ diệt các tập đoàn vi sinh vật có ích trong đất

Đất cần phải được coi như là một vật thể sống, khi sử dụng phân hóa học từ năm này qua năm khác, các Acid được tạo thành sẽ phá hủy các chất mùn hữu cơ phì nhiêu được tạo ra từ sự phân rã của các cơ thể sinh vật đất đã chết – là yếu tố chính tạo nên sự phì nhiêu của đất canh tác.

Khi trên bề mặt của các vùng đất canh tác thường xuyên bón phân hóa học thì các hạt đá không có keo mùn hữu cơ liên kết sẽ tạo thành một lớp rắn, ít hay nhiều không thấm nước. Lớp rắn trên bề mặt này sẽ làm cho nước mưa hoặc nước tưới không thấm xuống đất được mà chảy ra các ao hồ hoặc sông suối.

Như vậy, lớp chất rắn bề mặt này sẽ ngăn cản không cho nước thấm xuống và không cho nước ở dưới ngấm lên trên để thoát hơi khiến cho lớp đất phía dưới bị thiếu khí và có tính Acid làm chết hoặc thay đổi mật độ vi sinh vật có ích trong đất.

 

3.4. Phân hóa học rất nguy hiểm và độc hại

Một số loại phân hóa học có chứa hợp chất Nitrat khi được bón xuống đồng ruộng, nước mưa làm trôi các chất Nitrat này xuống ao hồ sông suối sẽ làm phát triển các loại rong tảo. Khi rong tảo chết đi, quá trình phân hủy sẽ sử dụng rất nhiều Oxygen trong nước, hậu quả làm nước bị thiếu dưỡng khí và các sinh vật không thể sống được.

Ngoài ra dư lượng Nitrat tồn dư ctrong rau hoặc các thực phẩm cũng  gây ra việc chuyển hóa Hemoglobin trong máu thành Methemoglobin có thể gây bệnh hoặc chết người.

 

Sự Khác Biệt Giữa Phân Hóa Học Và Phân Hữu Cơ Trong Canh Tác Nông Nghiệp
Phân hữu cơ cho một nền nông nghiệp hiện đại và bền vững

 

4. Sử dụng phân hữu cơ nhằm hướng đến xây dựng nền nông nghiệp bền vững

Muốn xây dựng một nền nông nghiệp bền vững thì việc hạn chế dần và không sử dụng phân bón hóa học trong canh tác nông nghiệp là việc làm cần thiết nhất. Việc tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân gà hữu cơ Nhật… sẽ giúp cải tạo đất hiệu quả hơn, tăng độ phì nhiêu cho đất cũng như hạn chế xói mòn đất..

Ngoài ra, khi sử dụng phân gà hữu cơ cũng đảm bảo cung cấp cho cây trồng hàm lượng dinh dưỡng cao nhất giúp cây phát triển mạnh, cho năng suất cao. Đặc biệt, phân gà hữu cơ Nhật cũng sẽ giúp bảo toàn và phát triển hệ vi sinh vật có ích trong đất, bảo vệ môi trường rất hiệu quả.

Với hàng loạt các ưu điểm vượt trội như trên, sử dụng phân gà hữu cơ được xem là quy trình quan trọng không thể thiếu khi muốn phát triển nền nông nghiệp bền vững, hiện đại.

 

#27 [NNHC] Sự Khác Biệt Giữa Phân Hóa Học Và Phân Hữu Cơ Trong Canh Tác Nông Nghiệp
Phân hữu cơ Nhật Bản - Dạng bột mịn

 

Công ty phân hữu cơ Đắc Việt là đơn vị chuyên nhập khẩu, cung cấp các loại phân gà hữu cơ vi sinh, phân gà hữu cơ viên nén, phân gà hữu cơ viên sỏi, phân gà hữu cơ bột mịn… có chất lượng cao giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

 

 Xem Ngay: Bảng Giá Phân Hữu Cơ Tại Đắc Việt

 

Bà con có nhu cầu tìm hiểu, mua và sử dụng phân gà hữu cơ Nhật cho cây trồng hãy liên hệ ngay với Đắc Việt qua Hotline/Zalo: 09.6869.4544 hoặc đăng ký tư vấn tại Website: phanhuuconhat.com để được nhân viên của chúng tôi tư vấn kỹ hơn về cách mua và sử dụng phân gà hữu cơ Nhật cho cây trồng nhé!

 

----------------------------------------------

CÔNG TY PHÂN HỮU CƠ ĐẮC VIỆT

? Phân Hữu Cơ Nhật Bản 100% Nhập Khẩu

? KHÔNG PHA TRỘN - KHÔNG TRUNG GIAN

? Call/Zalo: 09.6869.4544

? Địa chỉ: 60 Vũ Tông Phan, P. An Phú, Quận 2

? Website: www.phanhuuconhat.com

?️ Fanpage: www.facebook.com/phanhuuconhat


 

XEM THÊM

HotlineGỌI NGAY Chat ZaloChat Zalo Chat FacebookFacebook