Trang chủ
09.6869.4544
  1. Trang chủ
  2. Blog Chia Sẻ

#10 [Sầu Riêng] Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục Sượng Trên Cây Sầu Riêng

Ngày đăng: 10:44 25-11-2021 | 830 lượt xem

Sầu riêng bị "sượng" là mối lo của tất cả bà con trồng sầu riêng vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, mùi vị, giá thành trái sầu riêng cũng như độ uy tín của vườn. Sầu riêng bị "sượng" là hiện tượng rối loạn sinh lý làm cho phần cơm sầu bị cứng, có màu nâu thay vì là màu vàng tươi hoặc có màu không đồng đều. Nhìn chung, nếu sầu riêng bị "sượng" thì chất lượng trái cũng giảm và không còn giá trị thương mại nữa.

Bài viết sau đây sẽ giúp bà con tìm hiểu một số nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng trái sầu riêng bị "sượng" nhằm góp phần giúp cho nhà vườn trồng sầu riêng khắc phục được trở ngại này.

 

Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục Sượng Trên Cây Sầu Riêng

 

 

1.  Nguyên nhân

1.1. Sự cạnh tranh dinh dưỡng

8-12 tuần sau khi đậu trái là giai đoạn trái phát triển phần cơm, có thể đạt 16 g / trái / ngày nên nếu cây ra chồi non lúc này thì sẽ có sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa chúng. Trong thời kỳ phát triển đọt non cây sẽ ưu tiến chất dinh dưỡng cho đọt non khiến quả không được cung cấp đủ dưỡng chất dẫn đến hiện tượng “sượng”. Sự xuất hiện của các chồi non trong quá trình phát triển của quả thường liên quan đến kỹ thuật bón phân và quản lý nước. Bón phân quá nhiều, nhất là phân đạm sẽ kích thích sinh trưởng và làm cho cây sầu riêng ra chồi non. Chính vì lý do này mà một số nhà vườn ngại bón phân cho sầu riêng trong giai đoạn quả phát triển khiến quả không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và phát triển còi cọc. Ra hoa và đậu trái nhiều lần trong năm cũng gây ra sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa và trái ảnh hưởng đến sự phát triển của phần cơm sầu làm trái bị sượng.

 

1.2. Môi trường

Mưa nhiều, mực nước trong mương cao làm tăng độ ẩm của đất, đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng cơm sầu bị nhão và kích thích cây ra đọt non cạnh tranh dinh dưỡng với trái. Mực nước ở đồng bằng sông Cửu Long cao hơn những vùng khác nên việc quản lý nước trong vườn trong giai đoạn nuôi trái là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng trái. Nếu không khống chế mực nước trong mương thì ẩm độ đất cao sẽ là điều kiện tốt để kích thích cây ra đọt non trong giai đoạn trái phát triển. Mưa hay tưới nước quá nhiều cũng gây ra hiện tượng này. Vì lý do này mà nhiều người cho rằng thu hoạch vào mùa khô thì đỡ bị sượng hơn. Tuy nhiên, nếu không tưới nước đầy đủ trái sầu riêng sẽ chậm phát triển, đặc biệt, nếu thiếu nước nghiêm trọng do "xiết nước" với mục đích hạn chế ra đọt non hoặc kích thích trái chín sớm sẽ làm cho phần cơm không phát triển, có màu trắng thường được gọi là hiện tượng "lạt cơm". Nên biết rằng cây sầu riêng chịu hạn và ngập úng rất kém. Thiếu nước làm cho cây bị rụng lá và héo, úng nước cũng dễ làm chết cây. Vì vậy, quản lý phân bón và chế độ tưới tiêu cho cây là vô cùng quan trọng.

 

1.3. Đặc điểm của cây và kích thước trái

Cây sầu riêng được nhân giống bằng hạt, cây vừa bước vào độ tuổi cho trái một hai năm được nhận định là dễ bị sượng hơn cây được nhân giống vô tính hay cây lâu năm. Nguyên nhân được giải thích là do cây nhân giống bằng hạt và còn non sinh trưởng mạnh, dễ ra đọt non. Hiện tượng ra đọt non sẽ giảm dần khi cây trưởng thành. Trái có kích thước càng lớn càng dễ bị sượng.

 

1.4. Rối loạn dinh dưỡng

Sự mất cân bằng dinh dưỡng trong trái cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn sinh lý trong trái như làm cho trái chín không đều, cháy múi. Sự mất cân bằng giữa canxi, kali và manhê cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng cứng cơm và nhạt màu. Bón nhiều kali nhưng thiếu canxi và magiê cũng dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng làm cho trái bị sượng.

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng bón phân có chứa Clo (như phân KCl hay các loại phân hỗn hợp NPK có chứa KCl) cũng khiến sầu riêng bị sượng. Nguyên nhân được cho là do nguyên tố Clo làm cho cơm sầu tích nhiều nước, làm giảm mùi vị cơm.

 

Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục Sượng Trên Cây Sầu Riêng
Phân gà tốt cho cây sầu riêng

 

2.  Biện pháp khắc phục   

2.1. Giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng với trái

- Hạn chế cây ra đọt non trong giai đoạn nuôi trái bằng cách phun phân MKP (0-52-34), liều lượng 50 - 100 g/10 lít nước hoặc sử dụng phân Nitrat Kali (KNO3) liều lượng 150 g/10 lít nước, phun lên hai mặt lá, phun theo chu kỳ 7 - 10 ngày/lần trong giai đoạn từ 3 - 12 tuần kể từ khi đậu trái.

- Bón phân đúng: Bón vừa đủ trong giai đoạn phát triển trái, đặc biệt là đạm và phân có chứa Clo. Khi sử dụng phân NPK nên chú ý đảm bảo thành phần Kali không chứa KCl. Cây sầu riêng giai đoạn nuôi trái cần nhiều kali, vì thế cần bón đủ kali để cơm có màu vàng đậm, vị ngon ngọt hơn. Để đảm bảo bón phân đủ kali và hạn chế chất đạm, bà con có thể lựa chọn bón phân gà hữu cơ trong giai đoạn này.

- Nên kích thích hoa tập trung để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa hoa và trái cũng như giữa các trái với nhau. Ra hoa đồng loạt giúp trái chín cùng lúc, thu hoạch cùng lúc để hạn chế tập trung dinh dưỡng vào những trái chín. Nên cắt bỏ hoa hoặc trái non ra đợt hai nếu tỉ lệ ra hoa và kết quả thấp hoặc số trái ở đợt đầu đã vừa đủ với khả năng mang trái của cây.

 

Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục Sượng Trên Cây Sầu Riêng
Phân gà hữu cơ cho cây sầu riêng

 

2.2. Quản lý nước

- Luôn giữ mực nước trong mương ở độ sâu 60 - 80cm tính từ mặt liếp để không làm đất quá ẩm. Giai đoạn trước thu hoạch 25 - 30 ngày thì rút bớt nước để thúc đẩy quá trình chín của trái, phủ gốc cây bằng vải nhựa trong mùa mưa để hạn chế hiện tượng nhão cơm. Trong giai đoạn thu hoạch, nếu trời mưa lớn thì phải ngừng thu hoạch, cho vườn thoát nước, sau 3 - 5 ngày mới tiếp tục thu hoạch trở lại.

- Nên kích thích cho cây ra hoa sớm để có thể thu hoạch vào mùa khô để trái ít bị sượng hơn.

 

2.3. Bón phân

Phun phân bón lá có chứa Bo hạn chế hiện tượng cháy múi do thiếu chất Bo. Bên cạnh đó, có thể bổ sung các chất cần thiết khác theo quy trình sau:

  •  Phun Ca(NO3)2 nồng độ 0,2% vào thời kỳ 2 tháng sau khi đậu trái
  •  Phun Mg(SO4) nồng độ 0,2%, 15 ngày sau khi phun Ca(NO3)2
  •  Phun KNO3 nồng độ 1% 1 tháng trước khi thu hoạch

 

 Xem Thêm: Quy Trình Bón Phân Cho Cây Sầu Riêng Theo Từng Thời Điểm Để Đạt Kết Quả Cao Nhất

 

Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục Sượng Trên Cây Sầu Riêng
Phân gà hữu cơ Nhật - nhập khẩu 100%

 

Ngoài ra, có thể bón thêm các loại phân bón hữu cơ khác như phân gà hữu cơ nhật bản để bổ sung dưỡng chất trong suốt quá trình cây ra hoa và đậu quả. Bà con có thể tham khảo công ty phân hữu cơ Đắc Việt - đơn vị chuyên cung cấp các loại phân hữu cơ nhật bản tốt cho cây sầu riêng. Để được tư vấn nhanh chóng, hãy gọi ngay số Hotline/Zalo: 09.6869.4544 hoặc liên hệ Website: phanhuuconhat.com nhé!

 

 Xem Ngay: Bảng Giá Phân Hữu Cơ Tại Đắc Việt

 

Trên đây là những nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng “sượng” trên cây sầu riêng. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bà con hiểu đúng và áp dụng thành công để có những vụ mùa sầu riêng bội thu. Chúc bà con thành công!

 

Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc Phục Sượng Trên Cây Sầu Riêng

----------------------------------------------

CÔNG TY PHÂN HỮU CƠ ĐẮC VIỆT

? Phân Hữu Cơ Nhật Bản 100% Nhập Khẩu

? KHÔNG PHA TRỘN - KHÔNG TRUNG GIAN

? Call/Zalo: 09.6869.4544

? Địa chỉ: 60 Vũ Tông Phan, P. An Phú, Quận 2

? Website: www.phanhuuconhat.com

?️ Fanpage: www.facebook.com/phanhuuconhat


 

XEM THÊM

HotlineGỌI NGAY Chat ZaloChat Zalo Chat FacebookFacebook