Trang chủ
09.6869.4544
  1. Trang chủ
  2. Blog Chia Sẻ

#2 [Cây Ớt] Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Trên Cây Ớt Và Cách Phòng Trừ Khắc Phục

Ngày đăng: 17:29 21-08-2021 | 1444 lượt xem

Ớt là một trong những loại cây gia vị rất quan trọng, việc trồng ớt cũng không khó, nhưng muốn trồng ớt đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao thì việc quản lý chặt chẽ được các vấn đề về sâu và bệnh gây hại là rất quan trọng. Sau đây là những vấn đề căn bản về sâu và bệnh gây hại mà người trồng ớt có thể gặp phải.

 

 

 

1. Các loại  nấm bệnh gây hại trên ớt

1.1. Bệnh chết rạp cây con và bệnh đốm lá trên ớt

Bệnh chết rạp cây con

Do nhiều loại nấm sinh sống và gây hại trong đất như Rhizoctonia solani, Pythium, Fusarium, Phytophthora spp. Gây hại ngay giai đoạn cây con (lúc trong vườn ươm cũng như khi mới trồng). Tại vị trí điểm tiếp xúc giữa thân với mặt đất bị hóa nâu đen, có thể có sợi nấm xuất hiện. Giai đoạn đầu bệnh ở một bên thân làm cho cây có xu hướng nghiêng, ngã không đứng thẳng được. Nếu bị nặng cây ngã và héo chết luôn.

Nguyên nhân phát sinh bệnh là do môi trường độ ẩm cao (tưới nhiều nước trong khi mật độ cây dày thoát hơi nước kém) và mật độ cây trong vườn ươm dày. Đây là điều kiện lý tưởng để các loại nấm bệnh phát sinh.

 

Bệnh đốm lá

Xuất hiện ở những vườn ươm cây có mật độ cao. Đốm xuất hiện trên mặt lá có thể ở tâm hoặc ở viền. Ban đầu đốm màu vàng sau đó chuyển dần sang nâu đậm và làm lõm luôn.

#2 [Cây Ớt] Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Trên Cây Ớt Và Cách Phòng Trừ Khắc Phục
Bệnh đốm lá trên cây ớt

 

Cách phòng trị

Khi tiến hành ươm giống bà con nên ươm ở mật độ thưa, có giàn che để kiểm soát nước tưới. Chọn vùng đất (giá thể) không có mầm bệnh, bổ sung vôi vào đất (giá thể) ươm để hạn chế mầm bệnh; bón bổ sung một ít phân Canxi và kết hợp sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun lên đất, để tăng sức đề kháng cho cây. Khi thấy có dấu hiệu cây bị bệnh bà con có thể dùng 1 trong số các loại thuốc Metalaxyl, Benlate, Carbendazim để phòng và trị bệnh.

 

1.2. Bệnh héo rũ trên ớt

Bệnh héo rũ mốc trắng trên ớt:

Bệnh do nấm Sclerotium Rolfsii gây ra, bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao nhưng thích hợp nhất là nhiệt độ 25- 30 độ C. Hạch nấm có thể tồn tại 5 năm trong đất khô nhưng chỉ tồn tại 2 năm trên đất ẩm.

#2 [Cây Ớt] Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Trên Cây Ớt Và Cách Phòng Trừ Khắc Phục
Bệnh héo rủ trên cây ớt

 

Bệnh héo vàng trên ớt:

Bệnh do nấm Fusarium oxysporum gây ra, bệnh ở thời kỳ cây con đến khi ra hoa. Triệu chứng điển hình thường thấy là phần thân sát mặt đất có vết nấm tạo thành mảng trên bề mặt thân làm phá hủy hệ thống mạch dẫn của cây làm cho cây héo và chết. Chúng phát triển mạnh ở ngưỡng nhiệt 25-30 độ C.

#2 [Cây Ớt] Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Trên Cây Ớt Và Cách Phòng Trừ Khắc Phục
Bệnh héo vàng lá trên ớt

 

Cách phòng trị:

Dọn sạch các mầm bệnh trên đồng ruộng; luân canh cây trồng khác họ; chọn giống khỏe mạnh; tránh làm tổn thương rễ để hạn chế nguồn xâm nhập bệnh; giữ ẩm ở mức vừa đủ cho cây và đặc biệt là bón phân cây đối, chú ý bổ sung Canxi và sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái phun tưới, để tăng cường sức đề kháng cho cây. Có thể dùng các thuốc có hoạt chất sau để phòng trừ: Chlorothalonil, Polyphenol, Validamycin để phòng trị bệnh

 

1.3. Bệnh héo xanh vi khuẩn

Nguyên nhân:

Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra. Bệnh gây hại ở các giai đoạn sinh trưởng nhưng thường là vào giai đoạn ớt trong giai đoạn thu hoạch. Ban đầu cây có biểu hiện héo vào ban ngày khi nắng lên, sau đó phục hồi vào ban đêm (nhiều người gọi là bệnh ngủ ngày). Sau vài ngày thì cây chết không phục hồi được nữa, lá không chuyển màu vàng.

Khi cây bị héo nhưng vẫn giữ được màu xanh. Bệnh có thể làm chết cả cây hoặc chết dần từng nhánh, gốc cây bị thối nhũn. Vi khuẩn Pseudomonas solanacearum phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-350C. Chúng tồn tại rất lâu trong đất và xâm nhập vào cây qua vết thương, lan truyền qua cây bệnh và dụng cụ lao động.

 

#2 [Cây Ớt] Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Trên Cây Ớt Và Cách Phòng Trừ Khắc Phục
Bệnh héo xanh trên cây ớt

 

Cách phòng trị:

Các biện pháp phòng cũng như bệnh do nấm gây ra, nhưng bệnh này khó trị hơn rất nhiều. Những cây bị bệnh chỉ có thể nhổ bỏ khỏi khu vực sản xuất. Sau đó bà con dùng các thuốc có gốc đồng hoặc kẽm để trị bệnh (không cho lây lan qua những cây khác) cách ly thuốc 3 ngày, bà con tiến hành bổ sung chế phẩm Trichoderma NANO vào vườn để dùng các vi sinh vật có ích trong Trichoderma tiêu diệt mầm bệnh.

 

1.4. Bệnh thán thư hại ớt

Nguyên nhân:

Do nấm Colletotrichum spp gây ra. Đây là bệnh nguy hiểm gây thối quả hàng loạt và thường xuất hiện vào các tháng nóng, ẩm trong năm. Biện pháp phòng bệnh như trên.

 

Cách phòng trị:

Khi trị bệnh bà con có thể dùng một trong số các loại thuốc BVTV sau Iprovalicarb + Propineb(Melody duo 66.75WP), Kasugamycin(Bactecide 20AS, 60WP), Mancozeb (Mancozeb 80WP), Mancozeb + Metalaxyl (Vimonyl 72 WP).

#2 [Cây Ớt] Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Trên Cây Ớt Và Cách Phòng Trừ Khắc Phục
Bệnh thán thư trên cây ớt

 

1.5. Bệnh thối nhũn trên ớt

Nguyên nhân:

Bệnh do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra. Chúng tác động vào trái làm trái bị bệnh đổ sụp xuống và treo như những túi đầy nước. Bệnh phát sinh và gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao. Nguồn bệnh tồn tại trên các tàn dư cây trồng và xâm nhập qua vết thương.

 

Cách phòng trị:

Bà con có thể sử dụng các thuốc có gốc đồng hoặc thuốc có hoạt chất Kasugamycin để phòng trị bệnh.

#2 [Cây Ớt] Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Trên Cây Ớt Và Cách Phòng Trừ Khắc Phục
Bệnh thối nhũn trên cây ớt

 

2. Các loại sâu bệnh gây hại trên ớt

2.1. Sâu ăn lá

Nhóm này nhìn thấy được nên thật sự mà nói không hề nguy hiểm. Bà con chỉ cần thường xuyên thăm vườn, nếu có sẽ thấy ngay. Chúng ăn các lá non, cắn trái, phá tùm lum nhưng không nguy hiểm vì cùng lắm là cắn vài lá, rụng vài trái hoặc cắn vài cây. Chỉ cần nhìn thấy bắt chúng giết (nếu 1 vài chỗ bị ăn) hoặc dùng các loại thuốc trừ sâu thông thường là trị được.

 

2.2. Bọ trĩ, bù lạch

Nhóm này khó nhìn thấy hơn nhưng lại rất nguy hiểm. Con trưởng thành rất nhỏ, màu vàng nhạt, đuôi nhọn, cánh dài và mảnh, xung quanh cánh có nhiều lông tơ. Sâu non không cánh, hình dạng giống trưởng thành, màu xanh vàng nhạt. Chúng ẩn nấp ở mặt dưới lá non, ngay vùng gân lá nhưng bò nhanh, linh hoạt, đẻ trứng trong mô lá non, chích hút nhựa ở lá non, chồi non và nụ hoa làm lá vàng, lá non và cánh hoa biến dạng xoăn lại, cây sinh trưởng kém.

Chúng phát triển nhanh và mạnh trong điều kiện khô, nóng tuy vòng đời ngắn 10-20 ngày nhưng lại rất dễ kháng thuốc. Vì vậy khi trị nhóm đối tượng này bà con chú ý dùng thuốc tăng dần độ độc hại và đổi thuốc thường xuyên mới có hiệu quả. Nhóm chích hút này nguy hại ở chỗ chúng chính là nguyên nhân làm lây truyền virus vào cây.

#2 [Cây Ớt] Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Trên Cây Ớt Và Cách Phòng Trừ Khắc Phục
Các loại sâu bệnh gây hại trên cây ớt

 

3. Sử dụng phân gà hữu cơ giúp cây ớt phát triển khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh

Để hạn chế và giảm thiểu tình trạng sâu, bệnh gây hại trên ớt thì ngoài việc chọn giống sạch bệnh, luân phiên cây trồng, làm đất kỹ thì bà con chú ý nên sử dụng phân gà hữu cơ Nhật cùng với việc sử dụng các chế phẩm sinh học, phân bón hợp lý, tăng cường lượng Canxi cho cây.

 

 Xem Thêm: Lợi Ích Khi Sử Dụng Phân Hữu Cơ Lên Cây Trồng

 

Phân gà hữu cơ Nhật là sản phẩm phân gà hữu cơ 100% được sản xuất từ Nhật Bản và được nhập khẩu trực tiếp về Việt Nam dưới dạng viên nén tan chậm giúp bổ sung dinh dưỡng hữu cơ cho cây trồng một cách từ từ. Đặc biệt đây là dòng phân gà đã qua xử lý kỹ nên sẽ không gây nóng cho cây và giúp giữ dinh dưỡng được lâu hơn, ít bị rửa trôi chất dinh dưỡng.

 

#2 [Cây Ớt] Một Số Loại Sâu Bệnh Hại Trên Cây Ớt Và Cách Phòng Trừ Khắc Phục
Phân gà hữu cơ Nhật Bản cho cây Ớt

 

Phân gà hữu cơ Nhật không có mùi hôi kéo dài như các loại phân gà khác, lúc mở bao ra chỉ có mùi hơi nồng nhẹ đặc trưng của phân gà. Tuy nhiên sau khi bón xong thì không còn mùi gì nữa, chỉ còn mùi đất bình thường.

 

Bà con có thể dùng túi lưới để cho phân gà vào bón cây lâu dài, có thể sử dụng cho các loại cây trồng như rau sạch, cây ăn quả, cho các loại hoa…

 

 Xem Ngay: Bảng Giá Phân Hữu Cơ Tại Đắc Việt

 

Với những thông tin chi tiết trên đây về sản phẩm phân gà hữu cơ Nhật Bản và hiệu quả mà loại phân này mang lại cho cây ớt, CÔNG TY PHÂN HỮU CƠ ĐẮC VIỆT hy vọng rằng sẽ giúp người trồng trọt hiểu thêm về sản phẩm này và lựa chọn sử dụng chúng nhằm tăng năng suất cho cây trồng. Khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm phân gà hữu cơ Nhật Bản, bạn có thể liên hệ số Hotline/Zalo: 09.6869.4544 hoặc tìm hiểu trên Website: phanhuuconhat.com của chúng tôi để được tư vấn kỹ hơn nhé!

 

 

----------------------------------------------

CÔNG TY PHÂN HỮU CƠ ĐẮC VIỆT

? Phân Hữu Cơ Nhật Bản 100% Nhập Khẩu

? KHÔNG PHA TRỘN - KHÔNG TRUNG GIAN

? Call/Zalo: 09.6869.4544

? Địa chỉ: 60 Vũ Tông Phan, P. An Phú, Quận 2

? Website: www.phanhuuconhat.com

?️ Fanpage: www.facebook.com/phanhuuconhat


 

XEM THÊM

HotlineGỌI NGAY Chat ZaloChat Zalo Chat FacebookFacebook